day
,
00
/
month
/
0000
Tiếng Việt
English
Thứ Năm, 10/10/2024, 09:17 (GMT+7)
(Phù Ninh)- Để kịp thời xử lý, khắc phục các điểm xung yếu do Bão số 3 gây ra. Sáng ngày 10/10/2024, đồng chí Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi kiểm tra thực tế các điểm xung yếu, sạt lở sau bão số 3 tại huyện Phù Ninh. Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Về phía huyện Phù Ninh có đồng chí Nguyễn Hữu Nhật- Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, đồng chí Nguyễn Phúc Suyên- HUV, Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện, các đồng chí lãnh đạo xã Phú Mỹ.
Tại buổi kiểm tra, đoàn đã tiến hành kiểm tra thực tế tại đoạn đê Dõng, khu 6 và Cống Bưởi, khu 9, của xã Phú Mỹ; điểm sạt lở tại K34 + 5 thuộc khu 10, xã Trị Quận. Theo thống kế bão số 3 đi qua, trên địa bàn fun88 chính thức không có Thiệt hại về người, tuy nhiên đã gây ngập úng, sạt lở ảnh hưởng đến nhà ở và các công trình phụ khác của trên 1.100 hộ dân, ngập úng trên 324,4ha diện tích lúa, ngô, hoa màu và cây công nghiệp, ngập tràn trên 20ha diện tích ao thả cá, vỡ 2 lồng 400kg thả cá của các hộ dân ven sông Lô. Về thuỷ lợi, sạt trượt 30m chiều dài ngòi Dầu, xã Lệ Mỹ và Phú Mỹ; 15m chiều dài cống Cầu Đen xã Trị Quận; 20m tại cống Bưởi xã Phú Mỹ và nứt vỡ trên 30m kênh mương nội đồng khu công nghệ cao xã Bình Phú và nhiều đoạn đê bị thẩm lậu, mạch sủi, sạt trượt mái đê, đe dọa tính mạng và tài sản của nhân dân.
Sau khi kiểm tra thực tế tại các điểm xung yếu, các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng thiên tai trên địa bàn fun88 chính thức . Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hải đề nghị fun88 chính thức tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh về công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; nâng cao năng lực phòng chống lụt bão, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, đặc biệt là các lực lượng xung kích; sẵn sàng 4 tại chỗ. Đối với phương án xử lý khẩn cấp, đồng chí yêu cầu: Việc thi công xây dựng, nâng cấp, cải tạo các tuyến đê, kè phải tính toán chi tiết, cụ thể về chiều rộng bề mặt đê, mái đê, cao trình đê… đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu phòng chống thiên tai. Về giải pháp lâu dài, trong công tác quy hoạch, các địa phương cần tính toán đến chiều cao, độ bền của các công trình xây dựng để đảm bảo an toàn khi có mưa lũ xảy ra, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đối với các khu dân cư ven đê, cần tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trước tình hình thiên tai diễn biến bất thường, đưa ra cảnh báo, dấu hiệu để người dân nhận biết khi nước sông lên mức nguy hiểm, từ đó có kế hoạch xây dựng nhà cửa và các công trình khác đảm bảo an toàn khi có mưa lũ xảy ra. Đồng chí yêu cầu UBND huyện phối hợp với chính quyền các địa phương ven sông kiểm tra, rà soát toàn bộ các tuyến đê trên địa bàn huyện, đánh giá hiện trạng để có phương án nâng cấp, cải tạo đảm bảo an toàn; Tập trung phát quang cây cối, đảm bảo an toàn hành lang đê. Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để chủ động trong phòng chống, ứng phó kịp thời, giảm thiểu tối đa những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.