Fun88 chính thức - Các công ty cờ bạc trực tuyến vào năm 2023

day

,

00

/

month

/

0000

Tiếng Việt

English

Khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai, tập trung hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(Phù Ninh)- Hiện nay mực nước sông Lô đã xuống dưới mức báo động 3 để khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai, tập trung hỗ trợ người dân sớm ổn định đời sống, khôi phục sản xuất; Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai &TKCN đồng thời là BCH phòng thủ dân sự huyện yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện; phòng, ban, ngành thuộc huyện; UBND các xã, thị trấn thực hiện các nội dung cụ thể như sau:

1. Thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai &TKCN đồng thời là BCH phòng thủ dân sự huyện tiếp tục theo dõi, chỉ đạo công tác PCTT tại các địa phương đã được phân công, thường xuyên báo cáo tình qua cơ quan Thường trực BCH PCTT và kịp thời báo cáo khi có nguy cơ xảy ra sự cố với Trưởng, Phó Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện.
2. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn
– Tiếp tục theo dõi diễn biến của lũ; tăng cường kiểm tra các vị trí sạt lở, đùn sủi; kè, cống, trạm bơm hư hỏng (nếu có) chủ động triển khai phương án “4 tại chỗ” để xử lý khắc phục các điểm , vị trí xảy ra. Thực hiện tuần tra, canh gác bảo vệ đê Điều trong mùa lũ theo đúng quy định.
– Đối với các khu dân cư có nguy cơ xảy ra sự cố thiên tai (sạt lở, ngập úng…), yêu cầu khẩn trương di dời người và tài sản của người dân đến nơi an toàn. Tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ dân có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ tại các khu vực còn bị cô lập, đảm bảo đúng đối tượng, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. Bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà ở. Tuyệt đối không để người dân bị đói, bị rét, không có nơi ở;
– Chỉ đạo khôi phục sản xuất của doanh nghiệp, người dân sau mưa lũ, nhất là sản xuất nông nghiệp
– Huy động lực lượng (quân đội, công an, thanh niên tình nguyện… của xã), phương tiện hỗ trợ nhân dân sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh môi trường ngay sau mưa, lũ. Tập trung chỉ đạo khôi phục cơ sở hạ tầng bị hư hỏng; đặc biệt ưu tiên các cơ sở y tế, giáo dục, công trình giao thông, thủy lợi, điện để bảo đảm điều kiện sinh hoạt cho người dân, tạo điều kiện tốt nhất để các cháu học sinh sớm được đến trường;
– Rà soát, thống kê, phản ánh trung thực về thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn (có danh sách thống kê, biên bản cụ thể…), báo cáo về gửi phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước 11 giờ ngày 12 tháng 9 năm 2024 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện;
– Đối với các xã trong đê đề nghị tạm dừng huy động nhân lực, vật tư, trang thiết bị hỗ trợ khác (theo văn bản số 18/BCH-VPTT ngày 10/9/2024 của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai &TKCN đồng thời là BCH phòng thủ dân sự huyện);
– Đối với xã Bình Phú bố trí lực lượng công an bảo đảm an ninh trật tự khu dân cư Long Châu; tuyên truyền, vận động người dân không di chuyển về nhà khi mực nước chưa đảm bảo an toàn.
Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và diễn biến mưa lũ đề nghị Chủ tịch UBND các xã bố trí, phân công cán bộ trực phòng chống thiên tai và duy trì các công việc thường xuyên đảm bảo hợp lý, khoa học.
3. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
– Rà soát hiện trạng sau bão lũ và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều; chỉ đạo, hướng dẫn Xí nghiệp Thủy nông và UBND các xã, thị trấn khẩn trương kiểm tra, sửa chữa, vận hành các trạm bơm tiêu để khắc phục tình trạng ngập úng;
– Hướng dẫn các xã, thị trấn khôi phục sản xuất nông nghiệp, sớm ổn định sản xuất, đời sống nhân dân sau khi lũ rút; áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trồng sau ngập úng; chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi cho phù hợp khung thời vụ và điều kiện thời tiết. Hướng dẫn người dân thu gom, tiêu hủy động vật chết do mưa lũ theo đúng quy định; xuất dự trữ hóa chất để tiêu độc, khử trùng cho các khu vực chăn nuôi bị ảnh hưởng do mưa lũ, không để dịch bệnh lây lan;
– Kiểm tra, rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác toàn bộ thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn huyện; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện trước 12 giờ ngày 12 tháng 9 năm 2024. Phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ từ nguồn ngân sách huyện và đề xuất Ủy ban nhân dân huyện báo cáo UBND tỉnh, Sở NN&PTNT hỗ trợ giống cây trồng, lương thực và kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai theo các quy định hiện hành.
4. Ban chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện: Huy động, bố trí cán bộ, chiến sĩ tăng cường hỗ trợ các địa phương để tập trung khắc phục hậu quả sau mưa, lũ (sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh môi trường, sửa chữa các công trình bị hư hỏng….). Đồng thời, tiếp tục nắm bắt tình hình tại các xã, thị trấn; tăng cường tuần tra, canh gác đảm bảo an ninh trật tự, không để xảy ra mất an ninh trật tự trên địa bàn.
5. Phòng Kinh tế và Hạ tầng
– Phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện: Kiểm tra, rà soát các tuyến đường huyện, quốc lộ bị hư hỏng, chia cắt trên toàn huyện; chỉ đạo khắc phục nhanh các sự cố sạt lở, đảm bảo thông tuyến nhanh nhất; nhất là các tuyến giao thông trọng yếu phục vụ công tác vận chuyển hàng cứu trợ và tìm kiếm cứu nạn. Đồng thời, có phương án phân luồng giao thông hợp lý để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.
– Chỉ đạo, phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 2, Điện lực Phù Ninh: Tập trung sửa chữa, khôi phục nhanh nhất hệ thống điện, bảo đảm cấp điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, trong đó ưu tiên bảo đảm cấp điện cho cơ sở y tế, giáo dục, các công trình phòng chống thiên tai (trạm bơm tiêu) và các hoạt động sản xuất quan trọng. Có phương án bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa, tăng cường kiểm soát thị trường, không để xảy ra thiếu hàng, tăng giá bất hợp lý, tiêu thụ hàng giả, kém chất lượng.
6. Phòng Y tế phối hợp với Trung tâm y tế huyện: Chỉ đạo cứu chữa người bị thương; kịp thời cung cấp đủ cơ số thuốc, bảo đảm công tác khám chữa bệnh cho người dân tại những địa bàn bị ảnh hưởng thiên tai. Hướng dẫn người dân xử lý nước sinh hoạt, xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh, không để bùng phát dịch bệnh sau bão, lũ. Chỉ đạo củng cố lại những cơ sở y tế bị ảnh hưởng do mưa lũ, khôi phục cơ sở vật chất để nhanh chóng phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong vùng ảnh hưởng.
7. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo khẩn trương vệ sinh trường lớp, khắc phục cơ sở vật chất bị hư hại do bão, lũ; bảo đảm điều kiện để các cháu học sinh sớm được đến trường
8. Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa – Thể thao – Du lịch và Truyền thông: Chỉ đạo đài truyền thanh các xã, thị trấn tăng thời lượng phát sóng; đưa tin kịp thời, đầy đủ chính xác về công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ; phổ biến, hướng dẫn người dân kiến thức, kỹ năng xử lý nước sinh hoạt, xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh, biện pháp khôi phục sản xuất sau mưa lũ…
9. Phòng lao động thường binh và xã hội, Hội chữ thập đỏ: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công và các văn bản chỉ đạo của ngành dọc, thực hiện công tác cứu trợ xã hội trong việc khắc phục hậu quả thiên tai; tham mưu đề xuất UBND huyện và thực hiện chế độ, chính sách xã hội hỗ trợ các đối tượng bị thiệt hại ở các địa phương theo đúng quy định;
Phối hợp với Uỷ ban MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức, cá nhân trong việc tiếp nhận tài trợ, cứu trợ thiên tai.
10. Xí nghiệp Thuỷ nông Phù Ninh:
– Phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT, UBND các xã kiểm tra đê, kè, cống, trạm bơm phát hiện hư hỏng và có biện pháp xử lý kịp thời; trực tiêu úng những vùng trũng, thấp như: Tiên Du, Hạ Giáp, Bình Phú…
– Tổ chức nạo vét, khơi thông hệ thống kênh, mương tiêu thoát nước; khẩn trương vận hành các trạm bơm tiêu để tiêu úng;
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các tổ chức chính trị – xã hội: Phát huy cao nhất tinh thần tương thân, tương ái, tăng cường công tác cứu trợ, hỗ trợ nhân dân vùng bị ảnh hưởng bởi mưa lũ; phân bổ tiền, hàng cứu trợ đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng quy định, vận động các tổ chức, cá nhân động viên giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại theo đúng quy định.