Fun88 chính thức - Các công ty cờ bạc trực tuyến vào năm 2023

day

,

00

/

month

/

0000

Tiếng Việt

English

Tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão

(Phù Ninh)-Để chủ động phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm 2024 trên địa bàn huyện nói chung, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại của cơn bão số 3 nói riêng, UBND huyện Phù Ninh đề nghị các cơ quan, đơn vị phối hợp chỉ đạo, thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:

1. Đối với các chủ dự án, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện
– Tổ chức thực hiện đảm bảo đúng, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế nội dung ứng phó sự cố môi trường trong quá trình đầu tư, sản xuất theo quy định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy phép môi trường, kế hoạch ứng phó sự cố môi trường đã được phê duyệt;

– Đối với các cơ sở sản xuất, đặc biệt là các Cụm công nghiệp, các cơ sở chăn nuôi, cơ sở sản xuất công nghiệp có nguồn nước thải lớn: Rà soát, kiểm tra đảm bảo đầy đủ công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải nhằm bảo đảm không xả nước thải chưa được xử lý ra môi trường trong trường hợp hệ thống xử lý nước thải xảy ra sự cố. Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố phải bảo đảm kiên cố, chống thấm, chống rò rỉ nước thải ra ngoài môi trường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế về xây dựng hoặc tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hàng hóa; có khả năng lưu chứa hoặc quay vòng xử lý lại nước thải với quy mô phù hợp với kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp. Không sử dụng chung công trình, thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải với công trình thu gom, lưu giữ và thoát nước mưa, công trình lưu giữ nước phòng cháy, chữa cháy;

– Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, tập trung kiểm tra các hồ chứa chất thải, bãi lưu giữ chất thải, đặc biệt các bãi thải, hồ chứa quặng đuôi của các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản, cơ sở sản xuất phân bón, hoá chất; bãi lưu giữ chất thải rắn của các cơ sở xử lý chất thải; hồ chứa nước có nguy cơ sạt lở hoặc vỡ đập do mưa lớn, lũ lụt….;

– Xây dựng, huấn luyện lực lượng tại chỗ và tổ chức diễn tập ứng phó sự cố môi trường; trường hợp xảy ra sự cố, tổ chức thực hiện ứng phó và kịp thời thông tin, báo cáo đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Các phòng, ban, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện
 – Theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với các đơn vị, địa phương tại địa bàn được phân công phụ trách để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão năm 2024 trên địa bàn huyện.

– Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc các tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra, rà soát, tiến hành gia cố bờ hồ, đập chứa, các công trình thủy lợi, các khu vực nuôi trồng thủy sản; xây dựng phương án, sẵn sàng bố trí các nguồn lực ứng phó khi có sự cố xảy ra; hướng dẫn các địa phương, cơ sở chăn nuôi xử lý, tiêu hủy gia súc, gia cầm, động vật chết do bão, lũ lụt đảm bảo đúng quy định về phòng, chống dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường.

– Phòng Y tế đôn đốc các cơ sở y tế chủ động ứng phó, ngăn chặn, xử lý kịp thời sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra; triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau bão, lũ; dự phòng hóa chất xử lý nước sinh hoạt và hướng dẫn các địa phương xử lý nước để sử dụng cho sinh hoạt, đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân.

– Ban Quản lý công trình công cộng thực hiện tốt hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý triệt để rác thải phát sinh trên địa bàn; chủ động nguồn nhân lực, chuẩn bị trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng triển khai hoạt động thu gom, vệ sinh môi trường, nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống của người dân tại địa phương sau mưa bão, lũ lụt.

3. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn
 – Chủ động rà soát, kiểm tra thường xuyên tại các khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, nhất là tại các lưu vực sông, hồ, khu vực lưu chứa, chôn lấp chất thải, khu vực khai thác tài nguyên, khoáng sản để kịp thời phát hiện nguy cơ sự cố phát tán chất thải ra môi trường; phối hợp với các đơn vị sản xuất, kinh doanh ngăn chặn nguy cơ sự cố, đặc biệt là các công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải tập trung phải xử lý đảm bảo nước thải trước khi xả thải ra ngoài môi trường; cảnh báo Nhân dân khu vực về nguy cơ sự cố, ô nhiễm môi trường.

– Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo về các hiện tượng thời tiết bất thường để chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường trước, trong và sau mỗi đợt bão, mưa lũ; không để xảy ra sự cố môi trường tại các đơn vị, địa phương, cơ sở tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cao; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, bố trí lực lượng, nhân lực, phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố và sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn đảm bảo hiệu quả và theo đúng quy định; không để bị động, bất ngờ nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại, ô nhiễm, suy thoái môi trường; chủ động, phối hợp tiến hành làm vệ sinh môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường ngay sau khi nước rút đảm bảo không để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường thứ phát và phát sinh dịch bệnh.